Nhân giống và nuôi mực thương phẩm thành công trong môi trường bán tự nhiên

NINH THUẬN Mô hình nhân giống và nuôi mực thương phẩm trong môi trường bán tự nhiên đầu tiên ở Việt Nam được anh Nguyễn Bá Ngọc thực hiện thành công tại vùng biển Ninh Thuận.

@aquatechvietnamtv

Lồng nuôi thủy sản AquatechVN được làm từ ống nhựa HDPE có đường kính 400mm Sử dụng để nuôi cá, nuôi mực, tôm ở các vùng nước mặn ngọt trên cả nước AquatechVietNam Longnuoithuysan LongcaHDPE

♬ original sound – Thế giới vật liệu nổi – Thế giới vật liệu nổi

Người đầu tiên nhân giống và nuôi mực thành công

Vùng biển Ninh Thuận có rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Đây là nơi ít bão gió, ít bị ảnh hưởng bởi nước sông, tầng đáy chủ yếu là các rạn đá, san hô nên thức ăn khi nuôi bị rơi vãi xuống sẽ bị cuốn trôi đi theo chu kì lên, xuống của thủy triều, do đó không bị đọng lại ở đáy nên nguồn nước ít bị ảnh hưởng, rất phù hợp cho việc nuôi biển.

Mô hình nhân giống và nuôi mực thương phẩm trong môi trường bán tự nhiên đầu tiên ở Việt Nam được anh Nguyễn Bá Ngọc thực hiện thành công tại Ninh Thuận. Ảnh: Phương Chi.

Mô hình nhân giống và nuôi mực thương phẩm trong môi trường bán tự nhiên đầu tiên ở Việt Nam được anh Nguyễn Bá Ngọc thực hiện thành công tại Ninh Thuận. Ảnh: Phương Chi.

Từ trước đến nay, để nuôi mực, ngư dân thường bắt con giống từ tự nhiên và đem về nuôi đến khi trưởng thành chứ chưa làm chủ quy trình nuôi mực.

Điều này đã thôi thúc anh Nguyễn Bá Ngọc (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) tìm hiểu, nghiên cứu hướng đi mới cho ngành nuôi biển ở Việt Nam. Anh Ngọc xuất thân trong gia đình có bốn đời làm nghề biển, bản thân anh đến nay đã có hơn 15 năm gắn bó với biển nên anh có tình yêu rất lớn với biển.

Năm 2021, bằng những kinh nghiệm tích lũy được, anh Ngọc bắt đầu triển khai thí điểm mô hình nhân giống và nuôi mực thương phẩm trong môi trường bán tự nhiên ở khu vực biển Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) với diện tích 180m2. Đây là mô hình nuôi mực trong môi trường bán tự nhiên đầu tiên ở Việt Nam.

Thời gian đầu, anh Ngọc tìm đến các thợ ở khu vực Cam Ranh để thuê chế tạo các lồng nuôi mực nhưng không nhận được sự đồng ý bởi các lồng nuôi có kích thước lớn nên rất khó thiết kế và thi công. Lúc này, anh phải huy động mọi nguồn lực từ gia đình để hỗ trợ anh thực hiện công việc này. Bên cạnh đó, các lồng nuôi có kích thước lớn nên quá trình đưa lồng nuôi ra biển gặp nhiều khó khăn.

Mực có vòng đời sinh trưởng khoảng 15 tháng, trong suốt vòng đời, mực sinh sản được khoảng 50.000 trứng. Ảnh: Phương Chi.

Mực có vòng đời sinh trưởng khoảng 15 tháng, trong suốt vòng đời, mực sinh sản được khoảng 50.000 trứng. Ảnh: Phương Chi.

“Doanh nghiệp tôi là đơn vị nghiên cứu tư nhân, nói đến việc di chuyển lồng nuôi diện tích 180m2, cao 6m ra biển không khác gì di chuyển một tòa nhà. Để thi công được lồng nuôi đã rất khó nói gì đến quá trình di chuyển nó từ cảng ra ngoài biển với khoảng cách hơn 3 hải lý, sau đó định vị và hạ lồng nuôi xuống. Trong khi đó ở nước ngoài, để làm được việc đó phải cần giàn thiết bị 2 triệu USD mới thi công được”, anh Ngọc chia sẻ.

Anh Ngọc cho biết, bằng những kinh nghiệm tích lũy được trong hơn 15 năm gắn bó với biển, anh đã tận dụng các dòng hải lưu để đưa lồng nuôi ra biển thành công.

Những ngày đầu thực hiện mô hình, do chưa có nguồn giống nên anh mua mực bố mẹ của ngư dân đánh bắt trên biển, sau đó mang về các lồng nuôi để mực đẻ trứng, số lượng trứng khoảng 10.000 trứng/cặp bố mẹ/lần đẻ. Nguồn trứng mực được mang về bờ ấp cho nở thành mực con, sau đó được anh mang lại ra biển để nuôi thương phẩm.

“Bước đầu cho thấy những tín hiệu rất khả quan, mực đẻ trứng nhiều và tỷ lệ nở thành con rất cao, mực phát triển tốt”, anh Ngọc cho hay.

Từ những kết quả thu được, năm 2022, anh Ngọc chuyển về khu C3, xã Thanh Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) thuê mặt nước của người dân ở đây để mở rộng mô hình. Ở đây anh có điều kiện tiếp cận được diện tích mặt nước lớn hơn, do đó làm được các lồng có diện tích lớn hơn để nuôi mực thương phẩm.

Lồng nuôi mực thương phẩm bằng nhựa HDPE có diện tích 2.304m2 của anh Nguyễn Bá Ngọc. Ảnh: Phương Chi.

Lồng nuôi mực thương phẩm bằng nhựa HDPE có diện tích 2.304m2 của anh Nguyễn Bá Ngọc. Ảnh: Phương Chi.

Tại đây, anh đầu tư 2 lồng nuôi bán tự nhiên bằng nhựa HDPE (theo công nghệ của Na Uy) với diện tích 120m2 và 2.304m2. Các lồng nuôi cách bờ 3 hải lý, đặt nổi trên mặt biển, xung quanh phủ lưới dài xuống tận đáy biển (độ sâu từ 10 – 13m), dưới các lồng nuôi không có lưới và được thả rong sụn tạo môi trường biển tự nhiên để mực sinh sản và phát triển.

Anh Ngọc cho biết, trung bình một lồng nuôi với diện tích 1.000m2 (tương đương 10.000m3 nước) thả nuôi được khoảng 10.000 con mực giống.

Ưu điểm của lồng HDPE là diện tích nuôi lớn, có độ bền cao lên đến 50 năm, khả năng chịu va đập tốt, chịu tải trọng cao, có sức kháng cao với ăn mòn, phù hợp với nhiều điều kiện môi trường nước biển.

Đưa lồng nuôi lớn ra biển xa

Để có nguồn mực giống, anh Ngọc hiện đang liên kết với 2 hộ dân tại huyện Ninh Hải để ấp trứng.

Mỗi cá thể mực có vòng đời sinh trưởng khoảng 15 tháng, trong suốt vòng đời, mực sinh sản được khoảng 50.000 trứng. Trứng mực sau khi đẻ sẽ kết thành chùm vào các giá thể rong sụn được thả dưới đáy biển, sau khi trứng đẻ ra ở ngoài biển 10 ngày sẽ được anh Ngọc mang về các hộ liên kết để ấp nở cho ra mực con.

Trứng mực sau khi đẻ sẽ kết thành chùm vào các giá thể rong sụn được thả dưới đáy biển. Ảnh: Phương Chi.

Trứng mực sau khi đẻ sẽ kết thành chùm vào các giá thể rong sụn được thả dưới đáy biển. Ảnh: Phương Chi.

Chị Trương Thị Bắc ở xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải), hộ dân liên kết ấp trứng mực cho biết, quá trình ấp trứng thực hiện rất dễ. Ban đầu, trứng mực được mang ấp trong bể có độ sâu 40cm, độ mặn của nước 26 phần nghìn, các bể nuôi được sủi oxy. Trải qua quá trình ấp từ 5 – 7 ngày trứng sẽ nở ra mực con (tỷ lệ trứng nở đạt 50%, tương đương khoảng 5.000 mực con/cặp bố mẹ/lần đẻ).

Mực sau khi nở được vớt đưa vào các hồ có độ sâu 1,5m trong phòng tối để nuôi đạt kích cỡ con giống. Việc nuôi mực con trong phòng tối giúp hạn chế việc mực con ăn lẫn nhau.

Nguồn thức ăn cung cấp cho quá trình nuôi mực con 100% tươi sống, nguồn thức ăn đang bơi để mực con tự bắt mồi, chủ yếu là tôm con sống và cá con sống.

“Mực con sau khi được nuôi dưỡng từ 20 – 25 ngày sẽ được anh Ngọc mua lại với giá cam kết lợi nhuận 2.000 đồng/con. Việc liên kết ấp trứng mực với anh Ngọc giúp mang lại thu nhập cao hơn so với nghề nuôi ốc hương hiện tại gia đình đang làm”, chị Bắc cho hay.

Theo anh Ngọc, trong quy trình thực hiện mô hình, giai đoạn khó nhất là nuôi từ mực giống thành mực thương phẩm, bởi mực có đặc tính rất dễ ăn nhau. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn cho mực con là tôm con sống và cá con sống có giá cao, vậy nên cần phải căn mực đạt kích cỡ đủ lớn để đưa ra các lồng nuôi bán tự nhiên ở biển nhanh chóng, giúp giảm chi phí đầu tư cho con giống.

Từ việc nuôi mực trong môi trường bán tự nhiên thành công, đã mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi trồng thủy hải sản Ninh Thuận nói riêng và cả nước nói chung.

Mô hình 1.100 m2 nuôi mực giống do AquatechVN cung cấp trên thị trường

Với cách làm này, ngư dân sẽ làm được các lồng nuôi có diện tích lớn hơn, giảm thiểu được nguồn thức ăn cho mực, khi mực càng lớn thì nguồn thức ăn cung cấp cho mực càng ít đi bởi tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong môi trường biển. Việc nuôi bán tự nhiên cũng hoàn toàn giúp bảo vệ được hệ sinh thái biển.

Bên cạnh đó, nuôi bằng phương pháp bán tự nhiên giúp giảm được nhân công khi nuôi các lồng lớn. Nếu như trước đây với diện tích lồng nuôi 1.000m2, cần khoảng 12 nhân công, nhưng với cách nuôi mới này chỉ cần 2 nhân công. Từ đó, chi phí vận hành giảm đi rất nhiều. Đặc biệt với cách nuôi này, ngư dân sẽ giảm được sự lệ thuộc vào thương lái, không lo bị ép giá do mực trưởng thành ít phải chịu áp lực về chi phí thức ăn.

Từ những hiệu quả của mô hình, thời gian tới, anh Ngọc mong muốn được các cấp chính quyền tạo điều kiện về cơ chế chính sách, hạ tầng mặt nước biển để mở rộng vùng nuôi. Từ đó tạo ra các lồng nuôi lớn, chủ động được nguồn mực bố mẹ để cung cấp trứng cho việc sản xuất con giống cung cấp cho mô hình và các ngư dân để nuôi mực thương phẩm. Đồng thời, mở rộng liên kết với bà con, chuyển giao kỹ thuật nuôi, liên kết thu mua với giá hợp lý nhất, giúp mô hình ngày càng được nhân rộng hơn trong tương lai.

  • -Theo báo: nongnghiep.vn –
Bài viết liên quan